Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

4 bước cơ bản trong quy trình SEO

Posted by Lâm Vi on 08:00 with No comments
Với sự phát triển của hệ thống internet hiện nay, người tiêu dùng chỉ cần gõ tìm sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm, trong tíc tắc hàng chục, hàng trăm lựa chọn hiện ra trước mắt họ.
Vậy là cách nào để khách hàng nhìn thấy và chọn website của bạn chứ không phải các web khác. Làm sao để web của bạn luôn nổi bậc để lôi cuốn khách hàng hay bạn cam tâm nhường khách hàng cho đối thủ? SEO chính là giải pháp dành cho bạn.
Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 4 bước cơ bản trong quy trình SEO cho những bạn mới bắt đầu.

Các bước cơ bản trong quy trình SEO
Các bước cơ bản trong quy trình SEO hiệu quả

1.Nghiên cứu từ khóa 


Từ khóa là từ hay cụm từ mà người dùng gõ vào các công cụ tìm kiếm khi họ muốn tìm kiếm gì đó. Mỗi người dùng đều có nhu cầu khác nhau vậy nên công việc của bạn là phải nghiên cứu làm sao để tạo ra bộ từ khóa hợp nhất với các sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn đang cung cấp, tăng khả năng người tìm kiếm click vào web của bạn.
Đây là bước đầu tiên quan trọng của quy trình SEO. Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Trend, Google Analytics, KeywordTool.io…để biết được điều khách hàng đang tìm kiếm, mật độ xuất hiện của mỗi từ khóa như thế nào.
Từ đó bạn biết mình cần cung cấp sản phẩm, dịch vụ nào để đáp ứng nhu cầu người dùng và có thể định hướng những bước tiếp theo trong chiến dịch tối ưu hóa website của bạn, đảm bảo cho sự thành công của chiến lược SEO.
Bạn củng cần phải xem xem đối thủ cạnh tranh đang làm gì, họ sử dụng từ khóa gì, thứ hạng website của họ trên trang kết quả tìm kiếm Từ đó tối ưu từ khóa để tạo sự cạnh tranh.

2.SEO onpage 


Là bước tiếp theo trong quy trình SEO. Đây là quá trình tối ưu hóa nội dung và hình thức website, nhằm giúp cho trang web trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.

5 điều bạn cần chú ý trong SEO onpage: 
Nội dung 
Google luôn hướng đến người dùng vì vậy một website có nội dung tốt sẽ được đánh giá cao. Vì vậy công đoạn này đòi hỏi bạn phải có khả năng viết lách, sử dụng ngôn từ, kiến thức của mình để tạo nên chất lượng cho nội dung website, thu hút người đọc.

Tiêu đề trang (title) 
Một tiêu đề chuẩn SEO có số lượng ký tự từ 55-70, phải bao gồm từ khóa và mô tả ngắn gọn tổng quát nhất nội dung của trang hay bài viết, giúp người tìm kiếm có thể hình dung được những gì trang đó đề cập đến.

Thẻ mô tả-META Description 
Mô tả khái quát nội dung của trang web, được hiển thị dưới thanh tiêu đề trong kết quả tìm kiếm, có độ dài chuẩn < 160 ký tự. Thẻ mô tả là cơ hội thuyết phục khách hàng click vào web của bạn. Vì vậy hãy tận dụng 160 ký tự này để tạo nên sự khác biệt.

Thẻ mô tả góp phần trong hiệu quả trong quy trình SEO
Thẻ mô tả góp phần trong hiệu quả trong quy trình SEO

Các thẻ Heading 
Dùng các thẻ này làm bậc nên những nội dung chính của trang web. Tùy theo mức độ quan trọng bạn hãy phân chia tiêu đề theo thứ tự H1, H2…H6 một cách hợp lý.
Hình ảnh
Hình ảnh giúp cho bài viết của bạn thêm sinh động. Bạn hãy upload những hình ảnh có chật lượng tốt, nội dung phù hợp để tăng chất lượng trang web nhé.

3.SEO offpage 


Là quá trình xây dựng link liên kết backlink. Mục đích để tăng hệ thống liên kết có chất lượng trỏ về trang đích từ những website khác, nhằm tăng traffic ( lượng truy cập) cho web mà bạn đang SEO.

Một số cách đơn giản giúp bạn có backlink chất lượng: 
- Tham gia các cộng đồng, diễn đàn liên quan
- Chia sẽ mạng xã hội các bài viết cùng chủ đề
- Viết bài quảng cáo, Pr…

4. Phân tích đánh giá 


Sau hàng loạt những nổ lực SEO cho web thì đây là lúc bạn đánh giá kết quả nhận lại. Kiểm tra xem hiệu quả kinh doanh như thế nào, lượng người dùng truy cập vào website tăng hay giảm, thứ hạng web của bạn đang ở vị trí nào trên các trang tìm kiếm.

Phân tích các bước trong quy trình SEO để đảm bảo hiệu quả
Phân tích các bước trong quy trình SEO

Gợi ý 3 công cụ hỗ trợ bạn trong việc phân tích đánh giá 

Google Analytics là một dịch vụ miễn phí từ Google, được nhiều nhà marketing trên thế giới chào đón. Google Analytics cung cấp cho người sử dụng các dữ liệu về traffic, nguồn traffic, các dữ liệu nhân khẩu học, hành vi của người tiêu dùng trên website. Giúp bạn tạo ra một bảng thống kê chi tiết về khách hàng.

Alexa mặc dù là công cụ tìm kiếm nhưng nó lại nổi tiếng bởi chức năng xếp hạng các website trên thế giới. Thông qua Alexa, bạn biết được web nào đã tồn lại lâu, web nào mới thành lập. Về thứ hạng website của bạn và đối thủ cạnh tranh (có trả phí).

Google Webmaster Tools giúp cho các quản trị web quản lý tinh hình website kịp thời và tốt nhất. Khác với Analytics quản trị lượng truy cập thì Google Webmaster Tools giúp thống kê các liên kết dẫn đến website, đặc biệt là các từ khóa mà người dùng dùng truy cập vào website của bạn.
Phân tích đánh giá là để biết những cơ hội và thách thức hiện tại của bạn. Kịp thời đưa ra giải pháp để cải thiện, cần điều chỉnh ở khâu nào và phát triển mục nào.

Quy trình SEO là một vòng tròn khép kín, giai đoạn này sẽ tiếp nối giai đoạn kia. Vừa liên quan vừa hỗ trợ lẫn nhau. Bạn nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định.


Với những chia sẽ trên, MOA hy vọng bạn có thể SEO website đạt kết quả như mong muốn. Nếu bạn khó khăn và cần được giúp đỡ, hãy liên hệ với MOA ngay để nhận được sự tư vấn miễn phí nhé. MOA chúc bạn thành công!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét