7 bước cho quy trình viết bài
Chắc ai cũng đã nghe câu nói: “ nội dung là vua”. Điều
này quả không sai, và để trở thành vua thì không phải một sớm một
chiều thì có thể làm được. Chúng ta phải rèn luyện, và rèn luyện
theo một quy trình.
Kĩ năng viết bài không khó nhưng không có nghĩa để
có được một bài viết hay là dễ. Đôi khi có quá trình viết trên tay
nhưng cần có rất nhiều thời gian để hoàn thành. Dành tâm huyết cho
bài viết cùng với việc tuân thủ các quy tắc khi viết bài, đảm báo
các bạn sẽ có một bài viết tốt.
Quy trình viết bài như sau:
Bước 1: Chọn chủ đề
Xác định chủ đề bài viết để biết được mình viết
gì? Nếu bắt tay vào viết mà không biết mình muốn viết gì, viết như
thế nào? vậy thì đừng tốn công viết làm gì nữa!
Rõ ràng bạn viết bài để bài viết của mình lên top,
vậy thì chủ đề viết hết sức quan trọng. Chọn chủ đề được quan tâm
nhiều hiện nay hay những chủ đề độc đáo nhưng chưa được khai thác
nhiều để giảm thiểu sự cạnh tranh.
Ngược lại nếu bạn chọn một chủ đề đã được đối
thủ của bạn chọ viết mà không có hướng đi mới, không mở rộng được
vấn đề thì bài viết của bạn khó có thể lên top được.
Bước 2: Phân tích
Sau khi chọn được chủ đề bài viết, sau đó ta tiến hành
phân tích chủ đề này. Tại sao phải phân tích? Bước này giúp bạn phân
tích được những khía cạnh của chủ đề có phù hợp hay không? Chủ đề
có hot hay không? Bài viết của mình sẽ gồm những nội dung chính gì? Đối
tượng nào phù hợp với bài viết?
Bằng cách trả lời những câu hỏi như trên ta có thể
xác định được đôi tượng nào phù hợp cho bài viết. từ đó dự đoán
chính xác được độ phủ của bài viết cũng như tốc độ, khả năng lên
top nhanh hay chậm.
Bước 3: Lên ý tưởng cho bài viết.
Phân tích được tính khả thi của bài viết xong tiếp
theo là phần lên ý tưởng cho bài viết. Nội dung chính của bài viết
của bạn là gì? Sau đó bài gồm những ý nhỏ nào? từ khóa phụ chính
như thế nào? từ khóa phụ của bài viết ra sao? Ở bước này bạn không
nhất thiết phải sắp xếp theo trình tự logic, bạn hãy cứ liệt kê ra
những ý tưởng cần có cho bài viết của mình, bất cứ những gì xuất
hiện trong đầu bạn liên quan đến chủ đề bài viết.
Bước 4: Phác thảo các ý cần viết.
Ở bước này, sau khi đã liệt kê các ý không theo thứ
tự logic bạn tiếp tục sắp xếp các ý tưởng của mình theo một trình
tự hợp lí. Để tránh bài viết của mình lủng củng, lộn xộn, không
đặc sắc, không truyền tải đến ngừơi đọc những nội dung không quan
trọng. Phác thảo bài viết theo bố cục:
- Mở bài: giới thiệu sơ lược về sản phẩm và dịch vụ (ưu điểm, thông tin vắn tắt,…)
- Thân bài: nội dung chi tiết nổi bật, ưu điểm, thành phần, cấu tạo, lợi ích thật sự,…
- Kết bài: các nhận định, nhận xét, đánh giá và kinh nghiệm thực tiễn (giúp lưu lại trong lòng người đọc).
Bước 5: Tiến hành viết.
Sau khi đã hoàn tất khâu chuẩn bị, ta tiến hành viết
vào nội dung chính dựa trên những bước trước đó. Nhưng viết content
không đơn giản như viết văn. Vì thế nên tránh những câu chữ trau chuốt,
mượt mà mà thay vào đó nội dung cần phải “chuẩn”. Một lưu ý nhỏ
nữa về việc chèn từ khóa. Từ khóa cần phải đưuọc chèn một cách
tự nhiên, đừng vì để mau lên top mà chèn quá nhiều từ khóa kiến cho
bài viết mất tự nhiên. Sẽ có tác dụng ngược lại nếu bạn làm điều
này đấy, google sẽ nghĩ là bạn đang cố ý và đánh rớt bài viết.
Bước 6: Hiệu chỉnh bài viết.
Khi viét xong content bạn phải kiểm tra lại bài viết.
ngoài việc kiểm tra lỗi chính tả, bạn có thể chèn thêm những từ
khóa cần thiết, hợp lí. Nhắc lại một quy tắc khác của từ khóa là
thời đại từ khóa có mặt ở khắp nơi trên bài viết đã chấm dứt. Ngoài
từ khóa chính bạn nên chèn thêm các từ khóa để bài viết thêm phong
phú. Để tăng hiệu suất của bài viết lên.
Bước 7: Marketing cho bài viết.
Bài viết của bạn có được nhiểu người biết đến hay
không thì nhờ vào bước này. Viết xong rồi, sửa xong rồi thì phải up
bài viết lên thì mới có thể có ngừoi biết đến chứ. Nhưng đừng có
ngây thơ mà nghĩ rằng bài viết vừa đăng lên là được lên top liền. Việc
gì cũng cần phải có thời gian. Bài viết có được google index sớm hay
không còn phụ thuộc vào cách bạn rút ngắn thời gian index của google.
Bài viết trên là quy trình viết bài mà mình rút ra
được, hi vọng mọi người thành công. Nếu có thắc mắc hay góp ý, các
bạn vui lòng để lại bình luận.
Theo kinh nghiệm của chị thì cái nào cũng quan trọng nhưng quan trọng nhất là có ý tưởng và phác thảo ra các ý cho ý tưởng này. Nhớ nó phải gắn với who của mình
Trả lờiXóa