Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Để trở thành một người viết bài PR giỏi, đúng với thời thế thì đòi hỏi bạn phải có rất nhiều kỹ năng và phải biết rèn luyện, học hỏi và không ngừng nâng cao kiến thức.

Khả năng viết lách tốt

Là một người viết bài PR, ngôn từ chính là phương tiện, vũ khí của bạn. Vì vậy, nếu bạn cho rằng không cần khả năng viết vẫn có thể trở thành một người viết bài PR thì đó là một sai lầm. 
Điều quan trọng bạn cần là khả năng điều chỉnh ngôn từ để bạn có thể biến hóa chúng sao cho ngôn từ ấy phù hơp trong từng sản phẩm, từng thị trường hay từng khách hàng khác nhau.
Người viết bài PR cần nắm rõ lý thuyết cơ bản về thành phần, ngữ pháp, dấu câu, từ vựng và các kỹ thuật ngôn ngữ khác để có thể vừa sáng tạo nội dung bài vừa đảm bảo bài viết đúng đề tài, rõ ràng, mạch lạc và có thể tạo cảm hứng về sản phẩm.
Khả năng viết lách tốt

Khả năng học hỏi, trau dồi mở rộng kiến thức

Người viết bài PR luôn phải viết bài với nhiều đề tài khác nhau vì vậy để có thể viết bài thì bạn cần phải có khả năng học hỏi những kiến thức ở những lĩnh vực mà có thể bạn chưa bao giờ biết đến. Do vậy, người học viết bài PR luôn phải tìm tòi, nghiên cứu những thông tin về lĩnh vực mình đang viết, về sản phẩm, khách hàng của sản phẩm,…
Ngoài ra, để có thể tích lũy kiến thức, người viết bài PR cần thu thập những kiến thức cuộc sống về những đề tài kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật,...thông qua việc đọc sách, đọc báo, tin tức, thời sự hàng ngày. 
Những kiến thức nền tảng này giúp người viết bài PR có thể sử dụng chính xác từ ngữ, cách diễn đạt cho từng đề tài, từ đó dẫn dắt bài viết và đưa đến những ý tưởng mới.
Ngoài ra, các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, bài blog,... cũng là kho tư liệu cho người viết bài PR. Những từ ngữ, cách diễn đạt hay cấu trúc câu mới sẽ giúp người viết bài PR có thể sáng tạo cho bài của mình, tránh tình trạng nhàm chán cho người đọc.
Khả năng học hỏi, trau dồi mở rộng kiến thức

Sự sáng tạo kèm theo tính logic

Sáng tạo là tố chất không thể thiếu đối với một người viết bài PR. Tất nhiên người viết bài PR không phải là nhà văn, bạn không phải là người viết ra những nội dung sáng tạo giàu tính nghê thuật có một không hai. Nhưng có lẽ đối với người viết bài PR điều khó hơn là bạn phải sáng tạo ra nhiều ý tưởng bài chỉ với một từ khóa giống nhau. 
Để định nghĩa sự sáng tạo thì rất khó nhưng sự sáng tạo lại dễ nhận ra. Khi bạn nhìn nó, đọc nó và ngay lập tức nhận ra nó đó chính là sự sáng tạo. Để có những bài viết hiệu quả người viết bài PR cần có óc sáng tạo để đưa ra những giải pháp mới và khó ngờ tới cho những vấn đề cũ.

Tuy nhiên, một sai lầm mà người viết bài PR dễ mắc phải chính là thiếu tính logic. Người viết bài thường quá tập trung vào nghệ thuật, sáng tạo câu chữ hấp dẫn, lôi cuốn nhưng lại quên đi thông điệp của bài chính là từ khóa. Tính logic của bài viết sẽ giúp gắn kết toàn bộ bài viết lại theo đúng từ khóa chính của bài và để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Sự sáng tạo kèm theo tính logic

Hiểu biết về khách hàng

Có thể thấy sự khác biệt lớn nhất giữa nhà văn và người viết bài PR đó là - nhà văn viết theo suy nghĩ của mình còn người viết bài PR viết theo suy nghĩ của khách hàng.
 Một người viết PR thành công là khi người đó có thể đặt mình vào những "nhân vật" khách hàng khác nhau, viết ra những gì khách hàng nghĩ và đưa đến những ý tưởng khách hàng cần
Để có thể có được hiểu biết này người viết bài phải cần phải tìm hiểu, đào sâu từ mọi nguồn xung quanh. Và điều này cũng quay về với tố chất thứ 2 chính là khả năng học hỏi kiến thức mới.

Sự nỗ lực và kiên trì


Có thể thấy tố chất này không chỉ cần thiết đối với nghề viết bài PR mà luôn cần thiết cho tất cả các công việc.  Đối với người viết bài PR thì tố chất này lại càng quan trọng hơn cả. Nếu như bạn may mắn hội tụ đầy đủ các tố chất trên vậy thì bạn sẽ là một cây viết bài PR. Tuy vậy tố chất cũng có thể nhờ rèn luyện mà thành.

Để trở thành một người viết bài PR không quá khó nhưng cũng không phải dễ. Không phải mọi bắt đầu đều hoàn hảo, quá trình mới là quan trọng nhất. Để có thể theo nghề viết bài PR bạn cần rèn luyện không ngừng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét